HENNA TATTOO: Nguyên liệu vẽ henna: bột henna, mực xăm henna,henna nâu,henna đen,cách sử dụng, cách bảo quản,ban muc xam henna

13:01

Mực xăm henna, và nguyên liệu tạo ra, công dụng bột henna,... 
Muốn vẽ henna trước tiên ta phải tìm hiểu kỹ về các loại nguyên liệu. Thường được nhắc đến nhất hiện nay gồm: bột henna (hay còn gọi là bột lá móng), mực henna.

Bột henna:

Lá móng thu hoạch xong sẽ đem phơi khô trong bóng râm rồi đem nghiền thành bột , hoàn toàn không thêm hoá chất độc hại. Đây là nguyên liệu chính trong hỗn hợp dùng nhuộm tóc, nhuộm vải và mực henna chuyên dùng vẽ hình xăm tạm thời trên da. (Cách pha mực henna từ bột henna sẽ được cập nhật dần dần ^^).
Vì bên mình chỉ chuyên tìm hiểu về vẽ henna nên sẽ không đi sâu vào bột henna quá, mọi người thông cảm.
bot-henna



Mực henna:

Như đã nói ở trên, mực henna là hỗn hợp dạng sánh được pha chế từ bột henna là thành phần chính cùng một số thành phần tự nhiên khác như cốt chanh, nước cafe, tinh dầu, vv... . Mực henna dùng để vẽ henna (hình xăm tạm thời) trên da và thường được pha chế, đóng gói sẵn dưới dạng tuýp nhọn (cone). Các bạn thường nghe có henna nâu, henna đen, nhưng chúng ta thường không hiểu rõ về sự khác nhau giữa những loại này, điều này đặc biệt quan trọng vì chúng khác nhau không phải ở màu sắc mà ở thành phần.


Henna nâu tự nhiên (natural henna):

Màu của hỗn hợp mực henna tự nhiên chỉ có DUY NHẤT MÀU NÂU. Henna tự nhiên tuyệt đối không gây hại cho da nên có thể vẽ trên nhiều vùng da khác nhau của cơ thể, và cho nhiều đối tượng khác nhau thậm chí cả bà bầu và trẻ em.
Cách nhận biết và đặc trưng của mực henna nâu tự nhiên:
- Tuýp mực ở dạng bột sền sệt khi vẽ ra
- Mùi lá móng đặc trưng (kiểu mùi lá cây & nhựa cây)
- Sau một thời gian ngắn sau khi vẽ (~10') mực khô lại sẽ cho thấy hiện tượng giống như nứt và bong dần khỏi bề mặt da để lại lớp màu trên da.
- Màu mới vẽ là màu nâu cam và sẽ đậm dần lên sau 12h (mực không phải tự nhiên tuyệt đối không có hiện tượng này), 3 ngày đầu không thể phai và lưu lại trên da trong khoảng 1-2 tuần.

Henna đen (black henna):

Đầu tiên phải khẳng định henna đen KHÔNG phải henna tự nhiên pha từ bột lá móng. Tên gọi black henna chỉ là do thói quen và do sản phẩm ra đời cùng trong chuỗi trào lưu vẽ henna.
Do nhu cầu của thị trường, những người mê xăm vẽ trên cơ thể muốn có nhiều màu hơn và đặc biệt ưa thích màu đen giống hình xăm thật, điều mà henna nâu tự nhiên không mang lại được. Từ đó henna đen ra đời.
Thành phần của black henna thay đổi tùy từng Nhà sản xuất, nhưng thường có thành phần tạo màu.
Tuy nhiên, cũng không cần phải quá lo ngại khi nhắc đến henna đen vì những công ty chuyên chế tạo henna cũng sản xuất mực henna đen đủ uy tín, được thử nghiệm và đánh giá chất lượng cũng như những chú ý với khách hàng có da nhạy cảm.
Vì vậy, nếu muốn có hình xăm vẽ màu đen như thật, quan trọng nhất là bạn cần quan tâm NGUỒN GỐC sản phẩm và THỬ TRƯỚC trên da theo chú ý của Nhà sản xuất.
Sự khác nhau của black henna và henna tự nhiên:
- Tuýp mực thường ở dạng lỏng, nước chứ không phải bột
- Vẫn có mùi lá cây nhưng không nồng nặc như henna nâu
- Hiện tượng mực khô không bong theo dạng nứt mà có thể bong theo mảng
- Không đậm màu lên theo thời gian, màu vẽ ra như thế nào sẽ lưu như vậy cho đến khi hết.
- Thời gian lưu trên da ngắn hơn henna tự nhiên rất nhiều (dưới 1 tuần) và phụ thuộc nhiều vào các yếu tố bên ngoài như mồ hôi, cách bảo quản hình vẽ.


LƯU Ý sử dụng black henna an toàn và hiệu quả:

- Để tránh dị ứng ngoài mong muốn, các bạn nên thử trước ở 1 vùng da nhỏ trước khi vẽ vùng to, thận trọng với da nhạy cảm, không dùng cho em bé / bà bầu.
- Các bạn vẽ black henna không nên tìm đến loại bám màu quá lâu vì những chất tạo màu không gây hại cho da thường không lưu lại quá 7 ngày, nếu quá bám màu đồng nghĩa với việc tuýp thuốc có sử dụng những chất hóa học, gây hại khôn lường.


Cách bảo quản mực henna:

- Mực henna không để trong ngăn mát tủ lạnh, phòng điều hòa, nó sẽ làm mất đi độ tươi của mực bên trong
- Nên bảo quản ở điều kiện nhiệt độ mát, tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp để làm chậm quá trình khô & mất khả năng tạo màu vì mực henna tự nhiên không chứa chất bảo quản. Tuổi thọ trung bình là 1 tháng.
- Sau khi vẽ cần bịt kín đầu mực bằng băng keo tránh mực bị khô và khó vẽ lần sau bằng băng dính trong.
-------------------------------------------------
Chúc các bạn hiểu thật rõ về các loại mực henna và có những hình xăm thật đẹp!

You Might Also Like

0 nhận xét

Popular Posts

Like us on Facebook

Flickr Images